Những lưu khi muốn vận chuyển hóa chất công nghiệp an toàn

Vận chuyển hóa chất công nghiệp an toàn là mối quan tâm của các đơn vị vận tải và đơn vị kinh doanh hóa chất. Bên cạnh đó, hóa chất luôn được sản xuất với số lượng lớn, chủ yếu sử dụng trong các ngành công nghiệp trước khi trở thành sản phẩm cho người tiêu dùng nói chung. Vậy các công ty hóa chất cần tuân theo những quy định và điều kiện như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Là một công ty chuyên về lĩnh vực xử lý nước công nghiệp, Dầu Khí Hải Dương cung cấp các loại hóa chất xử lý nước từ hóa chất công nghiệp đến hóa chất sinh hoạt. Cho nên việc vận chuyển hóa chất là không tránh khỏi. Vì thế, để đảm bảo an toàn, chúng tôi luôn theo những quy định nghiêm ngặt trong vận chuyển hóa chất. Những quy định này, được chúng tôi chia sẻ chi tiết ở dưới đây

Những điều cần biết khi vận chuyển hóa chất công nghiệp

Các đơn vị nên dựa vào những đặc tính hóa lý, ứng dụng và mức độ nguy hiểm để có thể vận chuyển chuyển hóa chất công nghiệp an toàn. Thông thường sẽ được chia thành 9 loại sau:

  • Loại 1: Các chất nổ, các chất và vật liệu nổ công nghiệp;
  • Loại 2: Khí ga dễ cháy, khí ga không dễ cháy, không độc hại; khí ga độc hại;
  • Loại 3: Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy;
  • Loại 4: Các chất đặc dễ cháy, các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy, các chất dễ tự bốc cháy, các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy;
  • Loại 5: Các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ;
  • Loại 6: Các chất độc hại, các chất lây nhiễm;
  • Loại 7: Các chất phóng xạ ;
  • Loại 8: Các chất ăn mòn;
  • Loại 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác.

Vận chuyển hóa chất phải tuân thủ các quy định của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và các quy định của pháp luật có liên quan.

Vận chuyển hóa chất phải tuân thủ các quy định của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và các quy định của pháp luật có liên quan.

Chỉ được thực hiện việc vận chuyển hóa chất sau khi đã được đóng gói, dán nhãn theo quy định tại Thông tư số 08/2012/TT-BYT.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là cơ sở vận chuyển) khi thực hiện việc vận chuyển hóa chất từ một nghìn ki-lô-gam (1.000kg)/xe/lần vận chuyển trở lên phải có giấy phép vận chuyển hóa chất.

Cơ sở vận chuyển khi thực hiện việc vận chuyển hóa chất dưới 1.000kg/xe/lần không cần phải có giấy phép vận chuyển hóa chất nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định tại Mục II Thông tư số 08/2012/TT-BYT.

Không được dùng xe rơ móc để vận chuyển hóa chất.

Không được vận chuyển các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau trên cùng một phương tiện.

Không được vận chuyển hóa chất cùng với hành khách, vật nuôi, lương thực, thực phẩm, các chất dễ gây cháy, nổ và các hàng hóa khác.

Phải được làm bằng các vật liệu đảm bảo phù hợp với từng loại hóa chất theo quy định tại điều 25 thông tư số 29/2011/TT-BYT ngày 30/6/2011

Phải được dán hình tượng biểu thị tính chấy vật lý của hóa chất. Kích thước biểu tượng 100mm x 100mm đối với thùng chứa. Còn với container sẽ là 250mm x 250mm

Phải được dán biểu tượng nguy hiểm. Kích thước biểu tượng nguy hiểm sẽ là 100mm x 100mm đối với thùng chứa. Còn với container sẽ là 250mm x 250mm

Phải có thông báo nguy hiểm. Kích thước báo hiệu nguy hiểm là 300mm x 500mm.

Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển

  • Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm.
  • Ống xả của động cơ phải được đặt ở vị trí kín hoặc được che chắn, bảo đảm an toàn cháy, nổ.
  • Hệ thống điện (kể cả bình ắc quy) phải được bảo đảm không phát sinh tia lửa; dây điện phải đảm bảo đúng tiết diện, cách điện phải tốt, lõi dây phải làm bằng đồng, trừ dây nối với bình ắc quy.
  • Sàn và kết cấu của khoang chứa hàng phải làm bằng vật liệu không bắt lửa và không phát sinh tia lửa do ma sát.
  • Có biện pháp che chắn tránh mưa, nắng.
  • Có dây tiếp đất đối với phương tiện chở chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.
  • Có biểu trưng và biển báo theo quy định đối với phương tiện chuyên dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm.
  • Có trang bị phương tiện chữa cháy theo quy định.
  • Có dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp với hóa chất khi vận chuyển.
  • Có mui, bạt che phủ kín, chắc chắn toàn bộ khoang chở hàng bảo đảm không thấm nước trong quá trình vận chuyển.
  • Kích thước của biểu trưng hàng nguy hiểm dán trên phương tiện là 500mm x 500mm.

Phương pháp đóng gói và vận chuyển hóa chất công nghiệp an toàn

Để vận chuyển hóa chất công nghiệp an toàn là vấn đề đòi hỏi phải được đặt trên phương tiện đạt đủ yêu cầu về chất lượng, độ an toàn và được cơ quan chức năng cấp phép vì hóa chất công nghiệp là loại hàng hóa rất khó vận chuyển đặc biệt là với các loại hóa chất nguy hiểm

Đóng gói hóa chất công nghiệp

Nếu tồn tại ở dạng bột thì được đóng gói bằng bao bì, còn nếu ở dạng lỏng thì được chứa trong các thùng chứa. Dù là bao gì hay thùng chứa thì cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành do Bộ Công Thương quy định, đặc biệt là Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về nhãn mác hàng hóa để đảm bảo an toàn nhất cho người dùng.

Quy cách vận chuyển các loại phụ gia, hóa chất

  • Phụ gia, hóa chất trước khi vận chuyển cần phải dán nhãn, tem đầy đủ, đúng quy cách.
  • Các loại hóa chất, phụ gia có phản ứng với nhau được cách ly vận chuyển các khoang độc lập.
  • Sàn xe, kết cấu khoang xe phù hợp, không bắt lửa.
  • Với những loại hóa chất nguy hiểm xe chuyên chở có dây xích tiếp nối đất.
  • Có trang bị chữa cháy trên phương tiện vận chuyển.
  • Có bạt phủ tránh mưa gió, sàn xe khô thoáng .
  • Quá trình bốc, dỡ hàng lên xuống phải nhẹ nhàng, cẩn thận.
  • Liên tục kiểm tra trong suốt quá trình vận chuyển kịp thời phát hiện các sự cố rò rỉ hóa chất.

Hình thức vận chuyển hóa chất công nghiệp an toàn

Chúng tôi cung cấp và phân phối các loại hóa chất đã nhiều năm kinh nghiệm và chuyên nghiệp nhất nên luôn được trang bị phương tiện vận chuyển và các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp. Những phương tiện vận chuyển này đảm bảo có mui che chắn, ngăn không cho hóa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc nước mưa.

Người điều khiển phương tiện vận chuyển hóa chất phải có giấy phép đàng hoàng, tuân thủ các quy định được đưa ra. Tuyệt đối không vận chuyển hóa chất cùng với con người, vật nuôi, lương thực – thực phẩm và một số mặt hàng dễ cháy nổ khác. Bên cạnh đó, thời gian và hành trình vận chuyển cũng phải đúng với cam kết để tránh phát sinh những sự cố ngoài ý muốn. Tất cả những lưu ý trên sẽ giảm thiểu tai nạn và sự cố xảy ra với hóa chất, con người và môi trường một cách thấp nhất.

Nhìn chung, các loại hóa chất công nghiệp như hóa chất tẩy rửa, hóa chất xử lý nước thải, hóa chất dung môi,… mang tính ứng dụng rộng rãi, đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp, đồng thời cũng là sản phẩm được người tiêu dùng sử dụng hàng ngày. Chính vì vậy, chúng tôi luôn hết sức cẩn thận từ khâu đóng gói cho đến khâu vận chuyển để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người và môi trường sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *